Làm style trên cây organ yamaha, phần 7 |
6 câu vọng cổ |
Một số phần mềm làm nhạc midi, style |
Các hợp âm organ cơ bản (kiểu bấm 3 ngón tay) |
Dịch giọng cho kèn Saxophone |
Cách đặt môi trên kèn Saxophone |
Cách lấy Style trên cây Yamaha S550, S650 ra USB |
Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam |
Phân loại các điệu nhạc cơ bản |
Bộ sưu tập các khúc đàn solo đoạn giữa, phần 2 |
cảm ơn ad nhiều.
Hợp âm Am6 là hợp âm La thứ + nốt quãng 6 .Tức ...hợp âm nầy bấm 4 nốt , là nốt La , Đô, Mi , Fa# .
-- Thông thường , nếu bản nhạc ton Am chánh , khi đàn mà gặp nốt Fa# ( thỉnh thoảng có gặp đấy) ...thì ta đổi ton D , hoặc ton Am6. Chỉ có ton chánh A , mới có nốt Fa# . Mà bản nhạc ton A chánh , gặp nốt Fa# mà đổi ton Am6 là ..."trật dây nịch" !!!! Vì sao ? Vì ton A chánh , không có nốt Đô "bình" , chỉ có nốt Đô#. TRong khi , ton Am6 là ...Đô "bình" . Ôi mà ...búa xua ..Nghe được thì cứ đổi . Ai cấm ? Ai bảo sai ? Chỉ có điều là ...người nghe có thấy " hay" hay không ?! Mình đàn , mình thấy "hay" , mà mấy tay nhậu " trấm trất" !! Còn bảo ...ngưng đàn , để nhậu !
-- Cách sử dụng thứ hai là ...Bạn gặp nốt La , nốt Đô , nốt Mi ( sau cây gạch đứng ) thì ...bạn vẫn đổi Am6 bình thường . Vì sao ? Vì trong Am6 đều có ba nốt đó . Nghe cũng hay hay .
-- Cách thứ ba là dùng ton Am6 để 'liên kết" hợp âm ( tức gặp nốt nhạc không có trong 4 nốt của ton Am6 ). Giồng giống như ta đàn ton A7 rồi qua Dm ...cho ngọt ! Phải tìm tòi các bản nhạc để học hỏi thêm . Ví dụ Am > F > Am6 > F > Am ...
-- Dùng Am6 để rãi dây kết thúc bản nhạc .
-- Bạn xem thêm bài cách liên kết các hợp âm để biết người ta dùng Am6 ...
-- Búa xua ...Chả ăn nhằm gì cả !
chúc anh sức khoẻ nhé.
nếu có thể được có thể nói cho em nghe về cảm giác vui buồn tâm trạng như thế nào khi sử dụng các hợp âm được không ạ?
em cám ơn nhiều.
Trước hết , ta phải biết các nốt kết hợp lại , tạo ra những hợp âm nầy . Hợp âm 9 là hợp âm có 5 nốt . Q.1 , Q.3 , Q.5 , Q.7 và Q.9 . Lấy ví dụ , La + Đô + Mi + Sol + Si . Hợp âm "dim" là hợp âm có 3 nốt . Nốt quãng 5 giảm xuống nửa cung .
Khi gặp nốt nào ( sau cây gạch đứng) mà thấy có trong hợp âm đó , thì ta có thể đổi qua ton đó . Cái hay của nhạc sĩ phối nhạc là tạo ra những chuổi hợp âm liên tiếp nghe rất hay ( như các bản hợp xướng ). Trong đó , có khi bấm acco và đàn bass ..."khác" nhau .
Bạn tìm các bản nhạc "ngoại quốc" có ghi hợp âm sẵn , sẽ gặp các hợp âm nầy . Nhớ ghi chép ...từ hợp âm nào chuyển qua hợp âm 9 ? Và sau đó sẽ chuyển qua hợp âm gì ? Đó là cách kết hợp "chuỗi" hợp âm. Chứ đổi "búa xua" thì nghe không hay .
Đoạn trích:
Người học đàn từ 10 năm trở lên ...sẽ có "vong" nhập . Đàn xong , nghe rất hay . Nhưng khi người khác yêu cầu đàn lại , thì ...trớt quớt !! Khi tiếng đàn "hòa hợp" với tâm trạng ...thì rất "sống động". Nhạc kẹo kéo là nhạc chết . Chỉ có người ca diễn tả tâm trạng . Nhưng nhạc sống thì cả người ca và nhạc công sẽ "hòa hợp" nhau . tạo ra những phút giây bay bỗng ......
Cho em hỏi bằng cách nào mình có thể xác định nhanh được 1 nốt nhạc có thể có trong 3 hợp âm tự nhiên nào không anh?
Ví dụ
nốt A thì có ở trong 3 hợp âm thứ là : Am, Dm, F#m
nốt A thì có ở trong 3 hợp âm trưởng là : A, D, F
Em cám ơn anh nhiều....
Bạn kiếm mua quyển mấy ngàn thế bấm đàn guitar mà tra cứu .
Lý thuyết chỉ là "vật vô tri" . Người cầm đàn mà đàn phải có nghệ thuật . Đàn hay là ....'vong nhập' . Còn đàn 'đỉnh cao' là đui mắt !
Hừm , đàn có vong nhập mà gặp thằng nghe "trấm trất" ...cũng pó tay !! Bá Nha đàn phải có Tử Kỳ nghe . Đàn khải tai trâu ...chỉ nhọc sức .
hiiihiii anh nói hay gê...thaks anh.