Có cây organ yamaha , loại có màn hình hai bên có 2 hàng chữ ABCDE -FGHIJ , thì bạn có thể "làm nhạc" . Bạn có thể đàn trực tiếp rồi Save lại thành file midi , hoặc chỉ cần nhìn sheet nhạc mà ấn ấn trên cây organ để nhập dữ liệu vào thành ra file midi , rồi Save . Bạn có thể play 1 file midi ( ví dụ "ai cho tôi tình yêu" ) , rồi Stop , rồi vào xem mã dữ liệu , rồi ghi ra giấy , rồi chép ra nốt nhạc trên giấy . Yamaha đã trang bị một công cụ làm nhạc mạnh mẽ , giúp cho người dùng thỏa sức sáng tạo . Thời đại "kẹo kéo" lên ngôi thì ...làm ra nhạc MP4 ( karaoke) là rất HOT !
Sau khi làm ra file midi , bạn dùng phần mềm chuyển Midi ra MP3 và dùng phần mềm làm nhạc karaoke ( ví dụ Karafun ) mà "load" vô . Nhạc karaoke thì phải làm cùng một bài hát nhưng nhiều ton khác nhau , ít nhất là 2 ton Nam Nữ . File Midi thì đổi ton dễ dàng , còn file MP3 thì đổi ton cũng được , nhưng kém chất lượng hơn file gốc . Ví dụ phần mềm Amazing Slow Downer có nút Pitch ( tăng giảm ton ) , bạn cứ kéo nút nầy lên xuống để thay đổi ton của MP3 theo ý mình ( Play và nghe thử ) và save thành file WAV , từ WAV chuyển lại thành MP3 v.v.. Bài MP3 nầy là khác ton với bài gốc .
Ối thôi tùm lum ...
Trước hết , ta học phân nhịp .
Cặp số sau cùng cũng dễ hiểu ...
Ví dụ , nốt nhạc là nốt đen , có độ dài thời gian là 1920 , thì cặp số sau cùng sẽ ghi là 0000 : 1920 , nhưng người ta "bớt" lại chút ít , còn 1536 thôi , tức không cho kéo dài "đủ" ...Để không 'chồng lấp' nốt kế tiếp .
Ví dụ , nốt nhạc là nốt trắng , có độ dài 1920 x 2 , thì cách ghi cặp số sau cùng là 0001 : 1536 .
Ví dụ , nốt tròn có độ dài là 1920 x 4 , thì ghi cặp số sau cùng là 0003 : 1536 .
Ôi , tùy ý ta ....
( còn tiếp dài dài )