8

Ðệm nhạc cộng đồng

BÊN ÐỜI HIU QUẠNH (Trịnh Công Sơn)

Trong bài viết kỳ trước, tôi đã nêu ra vài điểm căn bản về phần đệm tay mặt. Nói tóm tắt là  bạn cần  a) xem bài nhạc thuộc nhịp 2, 3 hay 4  và b) Nhân số nhịp 1, 2, hay 3 lần sẽ có 3 cách đệm để chọn.  Sau đó chúng ta cũng đã áp dụng những quy luật này để đệm 1 bài valse (nhịp 3) giản dị (“Thu Vàng” của Cung Tiến).  

Sau khi đã nắm được cái “sườn” căn bản này thì chúng ta có thể bắt đầu thay đổi, thêm bớt chút ít để cho phần đệm đàn được linh động hơn.  Sau đây chúng ta hãy dùng bài BÊN ÐỜI HIU QUẠNH của Trịnh Công Sơn làm thí dụ:

Bài này viết ở cung Re thứ (Dm), nhịp 2/2 (2 dấu trắng trong 1 ô nhịp >>> nhịp 2) gồm có 4 đoạn chính và đoạn đầu như sau:

Một (Dm) lần chợt nghe (Dm) quê quán (C) tôi xưa (F)
Giọng (A) người gọi tôi (A) nghe tiếng (A7) rất nhu mì (Dm)
Lòng (Dm) thật bình yên (Bb) mà sao (C) buồn thế (F)
Giật (Dm) mình nhìn tôi (Bb) ngồi hát (A7) bao giờ (Dm)

Cách đệm của 3 đoạn sau cũng như vậy nghĩa là:

Dm  Dm C  F
A  A  A7  Dm
Dm  Bb*  C  F
Dm  Bb*  A7  Dm

(Ghi chú : Nếu chưa quen đàn hợp âm Bb, có thể tạm thời thay thế bằng Dm ở đây)

Lời ca của 3 đoạn kế là

*****

Rồi một lần kia khăn gói đi xa
Tưởng rằng được quên thương nhớ nơi quê nhà
Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ

Ðường nào quạnh hiu tôi đã đi qua
Ðường về tình tôi có nắng rất la đà
Ðường thật lặng yên lòng không gì nhớ
Giật mình nhìn quanh ồ phố xa lạ

Ðường nào dìu tôi đi đến cơn say
Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời
Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên rồi

Ðiệp Khúc :  
Hưm … hưm … hưm … hưm … hưm  (2 lần)

Ðệm :   Dm  C  C  Dm  (2 lần)

Cách đệm tay mặt

Ðây là 1 bài thuộc nhịp chẵn (nhịp 2 hoặc 4 - khác với nhịp lẻ: nhịp 3 đã bàn kỳ rồi).  Ta có thể dùng cách “nhân 2” để đệm toàn bài này, như thế mỗi lần đệm 1 hợp âm như đã viết ở trên (mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm) thì sẽ “khảy” 4 lần.  

Nếu theo đúng “sách vở” mà đệm p – i – m – a từ đầu đến cuối bài thì nghe rất đều đặn, không gì đặc sắc.  Do đó tuy dùng một “cách” duy nhất là “nhân 2” để có 4 “khảy” trong một ô nhịp, ta có thể dùng 4 lối sau đây để đệm (thí dụ đàn hợp âm Dm để đệm 1 ô nhịp)

1  (dùng ngón cái hay ngón trỏ đánh trải)

Ðếm  1      2      3      4      

E-----1----------1-----1-------  
B-----3----------3-----3-------
G-----2----------2-----2-------
D----- 0----------0-----0-------
A-------------------------------
E-------------- -----------------

2 (dùng các ngón p – i  - am – i)

Ðếm  1      2      3      4      

E-----------------1--------------
B-----------------3-----------