ÂM THANH LÀ GÌ?
Âm Thanh là những tiếng động do các vật thể va chạm với nhau mà tai chúng ta nghe được.
Nói cách khác,âm thanh là một trong những hiện tượng vật lý được tạo ra do chấn động.Vật gây ra chấn động tạo ra âm thanh được gọi là nguồn âm.
Những tiếng động chúng ta thường nghe trong cuộc sống như:tiếng xe chạy,tiếng mèo kêu,tiếng xào xạc của gió,tiếng tíc tắc của đồng hồ..
Khi nghe tiếng động,các dây thần kinh âm thanh tai người sẽ cảm nhận theo hướng khó chịu hoặc dễ chịu.Tuy nhiên k phải âm thanh nào cũng có khả năng làm chất liệu cho âm nhạc.
ÂM NHẠC LÀ GÌ?
Âm nhạc là một môn nghệ thuật phối hợp âm thanh theo những quy luật nhất định.
Âm nhạc bắt nguồn từ những âm thanh trong cuộc sống,nó phản ánh những tình cảm của con người.
Âm thanh có cao độ rõ ràng,có giai điệu và nhịp điệu,những âm thanh đó gọi là có tính nhạc,chúng có 4 tính chất sau:
-Cao độ (Hauter):Mức độ trầm bổng của âm thanh VD:tiếng chuông chùa trầm ấm.
-Trường độ (Durée):Mức độ ngắn dài VD:tiếng đồng hồ tíc tắc.
-Cường độ (Intensité):Mức độ mạnh nhẹ của âm thanh VD:tiếng thác,suối chảy.
-Âm sắc (Timbre):có thể có những âm thanh giống nhau về Cao độ,Trường độ,Cường độ nhưng chúng khác nhau về âm sắc VD: cùng một cao độ nhưng giọng nữ và nam khác nhau.
Ban đầu con người ta dùng 4 tính chất trên của âm thanh một cách tự phát như để gọi trâu về chuồng người ta dùng tiếng tù và...để giải trí trong hội hè người ta reo hò..
và từ những công việc trong cuộc sống,âm nhạc đã hình thành và phát triển
ÂM NHẠC
Để ghi lại âm thanh cao thấp, dài ngắn... người ta dùng các kí hiệu ghi nhạc.
Trước đây ở Việt Nam, người ta chưa dùng hệ thống ghi âm trên 5 dòng kẻ như bây giờ mà dùng các âm tượng thanh như tính tình tang..
Lối ghi nhạc trên 5 dòng kẻ đã được phát minh từ đầu thế kỉ XX và được sử dụng ở Việt Nam từ khoảng năm 1929.
Khuông nhạc là hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song và cách đều nhau theo phương nằm ngang
Thứ tự của các dòng và khe được tính từ dưới lên trên
Khuông nhạc giúp ta nhận ra cao độ của âm thanh ghi lên đó - Tuy nhiên phải kết hợp với khoá nhạc ở đầu khuông nhạc. Khoá nhạc khác nhau thì tên nốt nhạc sẽ khác nhau. Cụ thể sẽ được trình bày ở các bài sau.
Có những nốt nhạc cao hơn hoặc thấp hơn không thể ghi lên khuông nhạc chính nên người ta thêm vào những dòng kẻ phụ và khe phụ
dòng kẻ phụ trên
dòng kẻ phụ dưới
Những dòng và khe phụ chỉ kẻ nhỏ chỉ đủ để ghi nốt nhạc và chỉ xuất hiện khi cần thiết
Thứ tự của dòng và khe phụ được tính từ khuông nhạc chính tính ra.
kính mong mọi người hương dẫn giải thích dùm vì mình chưa nghĩ ra được!
Ý bạn hỏi là bản nhạc không có dấu "hóa" [ tức C hoặc Am], mà bạn đổi ton B???
Đổi như vậy là đổi ton "thứ dữ", còn gọi là hòa âm nghịch...Ton B vẫn là ton B, tức B + D thăng + F thăng...Chẳng có gì sai khác cả,.
Trên nguyên tắc, người ta có thể đổi bất cứ ton gì [ ton tầm bậy cũng được, nhạc mà...]. nhưng người nghe có chấp nhận hay không là chuyện khác. Vì vậy mới có môn học hòa âm...
Bây giờ, bạn bấm 3 nốt Si, Re, Fa cũng vẫn là ton có tên Si, nhưng không phải là ton Si trưởng [B], mà là ton "Si thứ quãng năm giảm"...
Bạn kiếm các bài ton C, rồi thu thập xem coi...người ta đổi những ton gỉ...Rồi sau nầy sẽ bắt chước theo.
Quãng là "đếm" xem có bao nhiêu "tên" nốt . Tất nhiên , ta phải có 1 tên "chánh".
Lấy ví dụ , bản nhạc đó là ton La thứ Am . Vậy ta có tên "chánh" là La (A) .
Hai nốt La "giống" nhau , tức đàn có 1 chỗ , ...thì gọi hai nốt đó ...cách nhau một quãng 1 . Nhưng nếu 2 nốt La và Lá ( A1 và A2 ) ...thì hai nốt nầy ...cách nhau một quãng 8 ( còn gọi là 1 ốc-tau) .
Xòe bàn tay 5 ngón ra và bắt đầu từ ngón cái ...gọi là tên nốt La , đếm 1 , rồi tiếp ...đếm Si ( ngón trỏ) , đếm Đô ( ngón giữa) v.v...cho tới nốt Lá ,,,sẽ là 8 tên nốt . Vậy , hai nốt La và Lá ...cách nhau 1 quãng 8 .
Như vậy , khi nói quãng 3 ...thì ta phải hiểu là "có" 3 tên nốt ...nếu đếm từ nốt bắt đấu đến ....nốt sau .
-- Ta có nốt La là chánh ( chủ âm ) . Đó là Q.1 .
-- Tìm nốt Q.3 ? Ta xòe bàn tay đếm 3 tên nốt , tức La , Si , Đô. Vậy nốt Đô là nốt Q.3 .
-- Tìm nốt Q.5 ? Ta xòe bàn tay mà đếm 5 tên nốt , tức La Si Đô Re Mi . Vậy nốt Mi là nốt Q.5 .
Đoạn trích:
Quãng tăng là ...ngay "tên" nốt đó ....được "đẩy" lên 1 ngăn ( 1 phím đàn) .
Ví dụ , nốt Q.5 tăng ...của nốt La chánh ...sẽ là nốt Mi "tăng" . Mi tăng tương đương nốt Fa , nhưng ta "phải" gọi là Mi "tăng" , chứ không được gọi là Fa ( mặc dù vẫn đàn có 1 chỗ đó ) . Vì sao ? Vì nếu gọi là Fa ...thì sẽ là Q.6 .