CÁCH GHI NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG

Để việc ghi chép nhạc được đẹp, thống nhất, người ta qui định cách ghi chép các hình nốt nhạc như sau:

1.Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc:
-Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải.
-Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái.

Nhạc Lý Căn Bản

2.Cách ghi đuôi nốt có dấu móc:
Các nốt nhạc có dấu móc cách ghi hướng đuôi cũng như trên nhưng hướng của dấu móc bao giờ cũng phía bên phải:

Nhạc Lý Căn Bản


3.Cách ghi nhạc bài hát một bè:
-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên.
-Nốt nhạc viết dòng 3 (nốt Si) viết tuỳ ý.
-Những nốt nhạc từ
vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên.

Nhạc Lý Căn Bản


4.Cách ghi nhạc
bài hát hai bè (tham khảo)
-Tất cả
các nốt bè trên đuôi nốt viết quay lên.
-Tất cả
các nốt bè dưới đuôi nốt viết quay xuống.

Nhạc Lý Căn Bản

5.Gạch ngang trường độ:
Thông thường khi viết một ca khúc, các nốt nhạc được tách rời
ứng với lời ca.
Đối với các bản nhạc không lời, các dấu móc đi liền nhau có thể
được thay bằng các dấu gạch nối gọi là gạch ngang trường độ.

Nhạc Lý Căn Bản

VỊ TRÍ CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC KHOÁ SON

Theo thứ tự 7 tên nốt (Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si) vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son như sau:

Nhạc Lý Căn Bản