DẤU HOÁ
Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Có 3 loại dấu hoá thường dùng:
ẢNH HƯỞNG CỦA DẤU HOÁ
Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau:
1.Dấu hóa theo khóa:
Dấu hoá theo khoá viết ở đầu mỗi khuông nhạc. Dấu hoá này ảnh hưởng đến tất cả nốt nhạc nào mang tên dấu hoá đó.
Tất cả các nốt Pha trong bài nhạc đều phải nâng cao lên 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hóa pha thăng ở đầu khoá.
Tất cả các nốt Si trong bài nhạc đều phải hạ thấp xuống 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hoá Si giáng ở đầu khoá.
*Lưu ý: Chỉ có 2 loại dấu hoá là dấu thăng và dấu giáng được sử dụng làm dấu hoá theo khoá.
*Khi sáng tác bài hát hoặc bản nhạc, việc lựa chọn xây dựng bài hát, bản nhạc trên một gam nào đó tuỳ thuộc vào chủ ý của tác giả. Nếu xây dựng trên gam Đô trưởng hoặc La thứ thì không xuất hiện dấu hoá theo khoá. Còn nếu xây dựng trên một gam khác 2 gam trên thì bắt buộc phải sử dụng dấu hoá theo khoá. Cụ thể các em sẽ được tham khảo ở những bài sau.
*Trình tự xuất hiện dấu thăng: theo vòng quãng 5 đi lên (quãng 4 đi xuống)
Pha-Đô-Son-Rê-La-Mi-Si
*Trình tự xuất hiện dấu giáng : theo vòng quãng 4 đi lên (quãng 5 đi xuống)
Si-Mi-La-Rê-Son-Đô-Pha
*Cách tính giọng với hoá biểu có dấu thăng :
Từ dấu thăng cuối cùng tính lên quãng 2 thứ (0,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song:
VD: Từ dấu thăng nốt Đô tính lên Đô-Rê:Ta được giọng Rê trưởng, tính tiếp xuống Đô-Si-La ta được giọng La thứ.
*Cách tính giọng với hoá biểu có dấu giáng :
Từ dấu giáng cuối cùng tính xuống quãng 4 giảm (2,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song:
VD: Từ dấu giáng nốt Mi tính xuống Mi-Rê-Đô-Si:Ta được giọng Si giáng trưởng, tính tiếp xuống Si giáng-La giáng-Son ta được giọng Son thứ.
Đối với các hoá biểu có 2 dấu giáng trở lên, lấy tên nốt có dấu giáng áp út chính là tên của giọng trưởng.
2.Dấu hóa bất thường:
Dấu hoá bất thường không có vị trí cố định, thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc nên gọi là dấu hoá bất thường.
Dấu hoá bất thường đặt ngay trước nốt nhạc và chỉ ảnh hưởng trong một ô nhịp.
*Tất cả 5 loại dấu hoá: thăng, thăng kép, giáng, giáng kép, dấu bình đều được dùng làm dấu hoá bất thường.
kính mong mọi người hương dẫn giải thích dùm vì mình chưa nghĩ ra được!
Ý bạn hỏi là bản nhạc không có dấu "hóa" [ tức C hoặc Am], mà bạn đổi ton B???
Đổi như vậy là đổi ton "thứ dữ", còn gọi là hòa âm nghịch...Ton B vẫn là ton B, tức B + D thăng + F thăng...Chẳng có gì sai khác cả,.
Trên nguyên tắc, người ta có thể đổi bất cứ ton gì [ ton tầm bậy cũng được, nhạc mà...]. nhưng người nghe có chấp nhận hay không là chuyện khác. Vì vậy mới có môn học hòa âm...
Bây giờ, bạn bấm 3 nốt Si, Re, Fa cũng vẫn là ton có tên Si, nhưng không phải là ton Si trưởng [B], mà là ton "Si thứ quãng năm giảm"...
Bạn kiếm các bài ton C, rồi thu thập xem coi...người ta đổi những ton gỉ...Rồi sau nầy sẽ bắt chước theo.
Quãng là "đếm" xem có bao nhiêu "tên" nốt . Tất nhiên , ta phải có 1 tên "chánh".
Lấy ví dụ , bản nhạc đó là ton La thứ Am . Vậy ta có tên "chánh" là La (A) .
Hai nốt La "giống" nhau , tức đàn có 1 chỗ , ...thì gọi hai nốt đó ...cách nhau một quãng 1 . Nhưng nếu 2 nốt La và Lá ( A1 và A2 ) ...thì hai nốt nầy ...cách nhau một quãng 8 ( còn gọi là 1 ốc-tau) .
Xòe bàn tay 5 ngón ra và bắt đầu từ ngón cái ...gọi là tên nốt La , đếm 1 , rồi tiếp ...đếm Si ( ngón trỏ) , đếm Đô ( ngón giữa) v.v...cho tới nốt Lá ,,,sẽ là 8 tên nốt . Vậy , hai nốt La và Lá ...cách nhau 1 quãng 8 .
Như vậy , khi nói quãng 3 ...thì ta phải hiểu là "có" 3 tên nốt ...nếu đếm từ nốt bắt đấu đến ....nốt sau .
-- Ta có nốt La là chánh ( chủ âm ) . Đó là Q.1 .
-- Tìm nốt Q.3 ? Ta xòe bàn tay đếm 3 tên nốt , tức La , Si , Đô. Vậy nốt Đô là nốt Q.3 .
-- Tìm nốt Q.5 ? Ta xòe bàn tay mà đếm 5 tên nốt , tức La Si Đô Re Mi . Vậy nốt Mi là nốt Q.5 .
Đoạn trích:
Quãng tăng là ...ngay "tên" nốt đó ....được "đẩy" lên 1 ngăn ( 1 phím đàn) .
Ví dụ , nốt Q.5 tăng ...của nốt La chánh ...sẽ là nốt Mi "tăng" . Mi tăng tương đương nốt Fa , nhưng ta "phải" gọi là Mi "tăng" , chứ không được gọi là Fa ( mặc dù vẫn đàn có 1 chỗ đó ) . Vì sao ? Vì nếu gọi là Fa ...thì sẽ là Q.6 .